Những chiêu thức moi tiền của kinh doanh đa cấp

Mô hình kinh doanh đa cấp được chế khá nhiều trên mạng. Kiếm tiền của những người dưới và bán sản phẩm "có trời mới biết".
Mô hình kinh doanh đa cấp được chế khá nhiều trên mạng. Kiếm tiền của những người dưới và bán sản phẩm "có trời mới biết".

Đã có nhiều người trắng tay vì tham gia các công ty bán hàng đa cấp nhưng với lợi nhuận được “quảng cáo” quá lớn mà nhiều người nhắm mắt tham gia.

Muôn kiểu kinh doanh

Bán hàng đa cấp bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biếntướng của phương thức kinh doanh đa cấp, trong đó, lợi nhuận không thựcsự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển dụng các thànhviên mới. Đối tượng làm việc của kinh doanh theo mạng là sản phẩm, cònđối tượng của hình tháp ảo là tiền.

Mô hình kinh doanh đa cấp được chế khá nhiều trên mạng.  Kiếm tiền của những người dưới và bán sản phẩm "có trời mới biết".
Mô hình kinh doanh đa cấp được chế khá nhiều trên mạng.
Kiếm tiền của những người dưới và bán sản phẩm “có trời mới biết”.

Mô hình kinh doanh này du nhập vào nước ta từ những năm đầu thế kỷ 21. Theo thống kê, đến thời điểm cuối năm 2004, tại Việt Nam đã có khoảng 20 công ty đăng ký bán hàng đa cấp. Đến nay, con số đó lên đến cả trăm công ty.

Theo đó, thành viên muốn gia nhập công ty phải bỏ một số tiền nhất định dao động vài trăm cho đến cả chục triệu đồng và nhận lại được các sản phẩm tiêu dùng làm “quà tặng” như bếp từ, xoong chảo… cho đến các thực phẩm chức năng, thiết bị y tế như vòng đá chống mất ngủ, máy tập… Nhưng đây không phải là điều đáng bàn, điều gây tranh cãi của mô hình bán hàng đa cấp chính là việc lôi kéo các thành viên khác tham gia với cách gọi mang tính “đồng bào” đó là: chia sẻ cho nhau.

Tuy nhiên, đó là thời xưa, còn thời nay, kinh doanh đa cấp không chỉ gói gọn trong vài sản phẩm thực tế cỏn con mà biến tướng thành nhiều dạng chóng mặt. Cách đây 1 năm, cái tên “MB24” đã làm đau đầu các nhà quản lý và khiến bao gia đình lâm vào cảnh bần cùng, khốn khó. MB 24 hay muaban24 ra đời với danh xưng là thương mại điện tử. Mỗi người tham gia sẽ đóng 5,2 triệu để có một gian hàng ảo trên trang web và kinh doanh tất cả các mặt hàng tùy chọn.

Song, thay vì trở thành tiểu thương chú tâm mua bán hàng hóa, tất cả mọi người lại phải không khéo để “lừa” người thân, bạn bè, hàng xóm tham gia để ăn phần trăm hoa hồng giới thiệu. Thế nên chỉ sau hơn một năm hoạt động, MB 24 đã phát triển được 52 chi nhánh ở 33 tỉnh, thành phố; với hàng nghìn gian hàng “ảo” trên mạng.

kinh doanh da cap

Nhiều người ở các miền quê chưa bao giờ biết đến máy vi tính cũng mù quáng lao theo mô hình kinh doanh đa cấp này và khoảng 200 tỷ đồng đã được đút vào túi giám đốc. Và giờ, mọi người lại “rùng mình” khi nhắc đến cái tên Thiên Ngọc Minh Uy.

Có thể khẳng định, người nông dân và sinh viên – 2 tầng lớp đông đảo, cả tin là đối tượng nhắm đến của các công ty đa cấp. Thay vì buôn bán các mặt hàng xa vời với đời sống sinh viên thì chúng đã biến tướng kinh doanh thành những hội thảo khoa học, kỹ năng sống, hoàn thiện bản thân… Tiền học phí, tiền trang trải cuộc sống sinh viên của bố mẹ cho chưa đủ, các bạn sinh viên sẽ được học cách kiếm tiền bằng cách mượn tiền.

Móc túi sinh viên từ hội thảo

H.N – một bạn sinh viên ĐH Ngoại thương, quê ở Bình Định cũng có nhiều tò mò về chương trình “Sinh viên khởi nghiệp thời @” của công ty kinh doanh đa cấp NTG nên đã quyết định đăng ký tham gia.

Khởi nghiệp bằng cách bán vé hội thảo cho bạn bè
Khởi nghiệp bằng cách bán vé hội thảo cho bạn bè

N. cho biết, tham dự hội thảo, mọi người sẽ được chia thành nhiều nhóm cho vào một căn phòng chơi trò chơi tập thể. Nhóm đứng thành vòng tròn, mỗi người nắm tay của hai người đối diện rồi tìm cách tháo tất cả ra để trở lại vòng tròn ban đầu. Mọi người chơi rất “hăng” nhưng vẫn không tài nào tháo gỡ tay ra được. Lý do được người điều hành hội thảo nêu ra là kiểm tra kỹ năng hoạt động của nhóm. Đây là một trong nhiều trò về làm việc nhóm.

Phần hai, mỗi người sẽ đối mặt với một BGK trả lời phỏng vấn. Người này sẽ bảo các bạn sinh viên giới thiệu về bản thân, điểm mạnh, yếu, phương tiện đi lại, tại sao tham gia khóa học, biết gì về công ty… Tất cả ngồi hơn một giờ đồng hồ để chờ kết quả. Ai cũng nghĩ số người đỗ không nhiều vì ít mới chất lượng nhưng cả trăm người tham gia chương trình đều hầu như trúng hết.

Có 3 người bị loại, trong đó 2 thanh niên đã đi làm và một bạn nữ sinh viên năm 4. Tuy nhiên cho tới tận bây giờ mọi người mới hiểu, họ bị loại vì quá già dặn, còn những người trúng tuyển đều là sinh viên năm 1, năm 2 tò mò, ngây thơ.

Sau khi công bố người được lọt vào mắt xanh, CEO của NTG là Lê Chí Linh bước vào. Chí Linh nói rất nhiều thứ như muốn trở thành chủ doanh nghiệp phải học rất nhiều, trải nghiệm nhiều. Nếu ra ngoài đời những trải nghiệm đó sẽ rất đau và nguy hiểm, nhưng tham gia vào khóa học này, công ty cũng sẽ tạo ra những trải nghiệm xương máu nhưng an toàn hơn.

Các bạn sinh viên tham gia bắt đầu từ việc học kỹ năng Sale, vì theo giải thích một doanh nhân khi bắt đầu sự nghiệp đều từ hai bàn tay trắng. Vừa là chủ vừa là nhân viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, ai cũng trải qua việc bán hàng, đi tiếp thị cho mọi người, từ đó mới có kỹ năng giao tiếp, tạo lập nhiều mối quan hệ, rồi sau đó dần phát triển sự nghiệp…

Lê Chí Linh thử thách mọi người đầu tiên là trong một ngày phải bán được 3 vé dự hội thảo: “Con đường doanh nhân – nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao” với giá 49.000 đồng (mức giá thấp vì đã được công ty tài trợ 80%). Sau này N. tìm hiểu mới biết hội thảo này được tổ chức ở nhiều nơi, giá vé không ổn định, có lúc chỉ 20.000 đồng, có lúc 49.000 hoặc cao hơn. Chỉ biết rằng nếu bán hết 3 vé trong ngày đầu tiên, họ sẽ chính thức trở thành học viên của công ty.

Ban đầu, chương trình đào tạo này hoàn toàn miễn phí, nhưng khi đi học, mỗi người phải đóng 500.000 đồng là phí để phạt (ví dụ đi học muộn 1 phút phạt 5.000 đồng, nghe điện thoại trong giờ học 20.000 đồng, và số phí này để trừ dần). Sau đó, công ty đưa ra một hợp đồng, nội dung là mọi người sẽ trở thành nhân viên của công ty, có lương và lợi nhuận cao, chuyên bán các mặt hàng của công ty và mỗi tháng phải kiếm ít nhất 500.000 đồng cho công ty. Nếu không hoàn thành nhân viên đó sẽ bị phạt, thời hạn hợp đồng là 1 năm.

N. bức xúc: “Mình không nói hợp đồng là lừa đảo hay khóa học này không có ích nhưng mình có một thắc mắc, đó là ban đầu chương trình ‘Sinh viên khởi nghiệp @’ nhằm đào tạo các kỹ năng để sinh viên học tập và khởi nghiệp theo mô hình doanh nghiệp, khóa học cũng hoàn toàn miễn phí, vậy mà lại trở thành việc tuyển nhân viên bán hàng cho công ty”.

Về thắc mắc này, lý lẽ của công ty giải thích: vì các bạn chưa có kinh nghiệm, chưa có sản phẩm nên công ty cung cấp sản phẩm cho các bạn, phải trải qua cay đắng, vất vả lăn lộn mới có kinh nghiệm, công ty sẽ dạy cách quản lý để lập doanh nghiệp cho riêng mình…

(987)

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments