10 công trình kiến trúc có thiết kế “độc và lạ” trên thế giới

Để một công trình được xếp vào danh sách “kì quan” thì nó phải có đặc điểm hiểm gặp ở các công trình khác. Chữ “độc” có thể là ở kích thước hùng vĩ, cùng với bề dày niên đại lịch sử như các kim tự tháp Giza. Những công trình kiến trúc dưới đây đa phần là công trình được xây dựng hiện đại với những kiến trúc không giống ai.

1. Nhà chọc trời Capital Gate

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 1

Trong xây dựng, một tòa nhà bị nghiêng sau khi hoàn thiện được coi là một công trình thất bại. Thế nhưng đây lại là một ý tưởng tuyệt vời với tòa nhà chọc trời Capital Gate ở Abu Dhabi – thành phố thuộc tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Tòa nhà này có độ nghiêng lên tới … 18 độ – gấp 4.5 lần tháp nghiêng Pisa nổi tiếng ở Italy. Để thực hiện được kì tích này, các kỹ sư đã đào móng của tòa nhà sâu đến 30 mét, gia cố móng bằng một hệ thống thép cường lực chằng chịt. Sau đó, một hệ thống lõi thép vòng cung (pre-cambered core). Hệ thống này cũng có thành phần là thép cường lực và bê tông, có dạng hình vòng cung và được sử dụng để “tạo hình” cho tòa nhà. Do bản thân xương sống của tòa nhà đã cong, kéo theo toàn bộ tòa nhà cong theo.

2. Đường hầm Laerdal Tunnel

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 2

Đường hầm này còn được biết đến với mỹ danh “đường hầm đường bộ dài nhất thế giới”. Thay vì phải chạy lòng vòng để đi được từ ngọn núi Hornsnipa sang ngọn núi Jeronnosi, các phương tiện đường bộ chỉ cần đâm thẳng qua 24 km đường hầm. Sự độc đáo của Laerdal Tunnel không chỉ dừng lại ở đó. Đường hầm này còn giúp cho những người lái xe mô tô tránh khỏi một loại hiệu ứng tâm lý khi phóng xe trong đường hầm: “Hiệu ứng bị thôi miên trong đường hầm” (highway hypnosis). Vì lý do này, nhóm kỹ sư thiết kế đã rải rác các bóng đèn ánh sáng xanh, và những khúc cua êm, làm cho các lái xe mô tô có cảm giác dễ chịu và hưng phấn để tránh “hiệu ứng bị thôi miên ở trong đường hầm”. Quang cảnh của đường hầm cũng được chia thành 4 đoạn để tạo thêm hứng thú khi lái xe di chuyển trong hành trình 24 km dọc theo đường hầm.

3. Nhà máy “trong suốt” Die Gläserne Manufaktur

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 3

Cụm từ “trong suốt” ám chỉ 1 nhà máy sản xuất dòng xe Phaeton. Nhà máy này nằm ở trung tâm thành phố Dresden nước Đức. Bất chấp những lời bàn tán của những nhân viên quy hoạch đô thị, các ông chủ vẫn quyết định đặt xưởng sản xuất ở ngay giữa trung tâm thành phố và bao bọc toàn bộ nhà máy bằng 26 942 mét vuông các bức tường kính. Điểm độc đáo của nhà máy này ở chỗ: không hề có ống khói, khí thải độc hại hoặc tiếng ồn. Nhìn vào tiền sảnh, phân xưởng giống như 1 nhà hát opera hơn là 1 nhà máy. Đây có lẽ là một trong số hiếm hoi những nhà máy vừa có giá trị thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo an toàn môi trường.

4. Gara để xe của thư viện công cộng thành phố Kansas

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 4

Không giống như việc đỗ xe trong gara ở các tòa nhà khác, khi đến thư viện công cộng thành phố Kansas, người đọc có thể để xe ngay trước cổng thư viện. Mặt tiền của thư viện được trang trí những họa tiết là những … cuốn sách khổng lồ xếp liền kề nhau. Nhờ đặc điểm này, khi bước chân xuống xe, người đọc có cảm giác như đang ở trong thư viện với 1 kệ sách khổng lồ trước mặt. việc bố trí này cũng khiến cho thư viện công cộng thành phố Kanas nổi bật từ khoảng cách rất xa.

5. Hệ thống kính viễn vọng Zenith telescope

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 5

Xây dựng một hệ thống kính viễn vọng quang học để quan sát các tinh tú là một công việc đòi hỏi sự tinh tế hơn bất cứ công trình nào khác. Một trong số những khó khăn là làm sao mang được hệ thống thấu kính khổng lồ nặng đến hàng chục tấn lên đỉnh núi, mà không làm hư hại nó. Sau khi được lắp ráp xong, các nhóm thiên văn học còn phải tùy chỉnh sai lệch của kính theo trọng lực, độ ẩm và các tham số môi trường khác. Đây là nhược điểm của thấu kính gương trong hệ thống kính viễn vọng thiên đỉnh.

Để khắc phục công đoạn hiệu chỉnh rắc rối này, người ta sử dụng chất lỏng làm mắt thấu kính. Chẳng hạn như kính viễn vọng thiên đỉnh của đại học British Columbia, sử dụng thủy ngân lỏng đổ vào làm mắt thấu kính. Nhờ đặc điểm này, thấu kính luôn giữ được hình dạng parabol khi kính viễn vọng quay với tốc độ ổn định. Chi phí cho thấu kính lỏng chỉ bằng 1/5 chi phí cho thấu kính gương thông thường. Hệ thống kính viễn vọng thiên đỉnh của đại học British Columbia này hiện đang là quán quân trong giới khoa học với khả năng mở khẩu độ lên đến 6 mét.

6. Đảo cây cọ Palm Jumeirah

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 6

Trong vòng một thập kỉ vừa qua, thành phố Dubai đã phải đối mặt với hiện tương phát triển quá đà. Các khu chung cư, tòa nhà chọc trời thậm chí phải xây san sát nhau, làm cho không gian phát triển các dịch vụ khác rất hạn hẹp. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền thành phố quyết định mở rộng đường bờ biển bằng cách xây thêm 3 đảo nhân tạo, được biết đến với cái tên “Palm Islands” – đảo cây cọ.

Để xây dựng Palm Jumeirah – đảo đầu tiên trong quần đảo cây cọ, công nhân đã phải nạo vét đủ … 84 951 mét khối đất cát. Tuy nhiên các kỹ sư lại thiết kế các đảo con ghép lại với nhau sao cho nhìn từ trên cao xuống có hình dạng “cây cọ”, trong đó phần đảo ở “thân cây” dài tới 2 km. 16 nhánh đảo tỏa đều ra 2 bên phần thân cây. Trong quá trình xây dựng, các kiến trúc sư sử dụng GPS để đảm bảo chắc chắn rằng đảo cây cọ Palm Jumeirah này có tính đối xứng tuyệt đối. Hòn đảo này từng giữ kỉ lục “đảo nhân tạo lớn nhất thế giới” vào năm 2013.

7. Sân vận động Melbourne Rectangular (công viên AAMI)

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 7

Khi nhìn từ trên cao xuống công viên AAMI, chắc chắn ai cũng sẽ bị ấn tượng bởi kiến trúc geodesic dome (bán cầu được tạo nên từ các mắt lưới kim loại). Theo kiến trúc này, mái vòm của công viên AAMI nhìn từ trên cao xuống như những quả bóng kim cương.

Để xây dựng được kiến trúc mái vòm theo phong cách geodesic dome, các kỹ sư phải ghép các tấm đa giác lại với nhau để tạo nên hình cầu. Ưu điểm của thiết kế này là sự chắc chắn hơn các kiến trúc thông thường do các miếng ghép khóa vào nhau, trong khi chi phí vật liệu tiết kiệm hơn. Cụ thể là công viên AAMI chỉ sử dụng 50% thép nếu so sánh với kiến trúc thông thường của các sân vận động khác (cantilever structure). Sân vận động Melbourne Rectangular đã sử dụng một lượng lớn các vật liệu tái chế trong quá trình xây dựng. Mái vòm công viên AAMI có khả năng thoát nước rất tốt. Đồng thời, năng lượng sử dụng để vận hành hệ thống điện tự động được tối thiểu hóa ở mức tốt nhất.

Khi bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2010, công viên AAMI đã nhận được 1 loạt các giải thưởng về thiết kế sáng tạo, kiến trúc ấn tượng và thân thiện với môi trường.

8. Quả cầu Ericsson

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 8

Nhắc đến những kì quan phục vụ cho giải trí là không thể bỏ qua trung tâm thể thao mang tên “Ericsson Globe – quả cầu Erricsson”. Bên cạnh danh hiệu “tòa nhà hình cầu lớn nhất thế giới”, trung tâm thể thao Ericsson Globe còn giữ một loại các kỉ lục khác: đường kính 110 mét, cao 85 mét, thể tích 600 000 mét khối. Thật vô cùng bất ngờ là kì quan này chỉ mất có 2.5 năm để hoàn thiện tính từ ngày khởi công.

Bên cạnh mục đích giải trí, tòa nhà này mang vô cùng nhiều ý ngihax về giáo dục. Thậm chí khoa nghiên cứu về vũ trụ ở đại học Stockholm muốn sử dụng trung tâm thể thao Ericsson Globe và một số công trình khác để mô phỏng lại hệ thống các hành tinh trong hệ mặt trời, trong đó “quả cầu Ericsson” sẽ tượng trưng cho mặt trời.

9. Tổng hành dinh của CCTV

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 9

Tòa nhà trụ sở CCTV được thiết kế bởi công ty kiến trúc OMA có trụ sở tại Hà Lan. Hai kiến trúc sư chịu trách nhiệm chính của dự án là Ole Scheeren và Rem Koolhaas. Được xây dựng với số vốn lên tới 5 tỷ Nhân dân tệ, đây là một tòa nhà chọc trời 54 tầng có chiều cao tổng cộng 234 m. Phần nhà lơ lửng trên không trung chìa ra 75m sang phía Tây, và 67 mét về phía Đông.

Đặc điểm nổi bật của tòa nhà trụ sở CCTV là hình dáng khác thường của công trình, nó bao gồm hai phần nhà tách rời (một phần dành cho phát sóng, một phần dành cho dịch vụ và các hoạt động khác của CCTV) được nối với nhau bởi phần mái lớn tạo thành một đa giác có múi chĩa ra. Theo CCTV, sở dĩ ý tưởng của OMA được chọn vì nó vừa đại diện cho hình ảnh của một thành phố Bắc Kinh mới, đồng thời thể hiện những ý tưởng kiến trúc và văn hóa mang tính đột phá, góp phần tạo dựng hình ảnh cho CCTV cũng như thúc đẩy sự phát triển của kiến trúc Trung Quốc.

10. Cầu cuộn

10-cong-trinh-kien-truc-co-thiet-ke-doc-va-la-tren-the-gioi 10

Đây là công trình có quy mô nhỏ nhất nhưng cũng được xếp vào hạng “kì quan” bởi vì quá “độc”. Cây cầu chỉ vẻn vẹn có 11.8 mét, gồm 8 nhịp cầu với các thanh thép đan vào nhau. Khi muốn cuộn cầu lại, dưới tác dụng của pít tông thủy lực, từng nhịp cầu sẽ được nâng lên và cuộn gập gọn vào nhau. Nhờ đặc tính này mà cả người và thuyền đều có thể đi qua nút giao thông này rất dễ dàng.

Cầu cuộn đã nhận được giải thưởng “structural steel design” vào năm 2005, và được đánh giá là đóng góp sinh động cho sự phát triển thành phố địa phương.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *