Đại học Michigan phát triển thành công các tấm pin quang điện trong suốt

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Michigan đã phát triển thành công các tấm pin quang điện trong suốt – một đột phá có thể dẫn tới những ứng dụng rộng rãi trong ngành kiến trúc cũng như thiết bị điện tử di động hay thậm chí là ngành công nghiệp ô tô. Trước đây đã có những nỗ lực để tạo ra một sản phẩm tương tự nhưng mà kết quả chưa thực sự tốt, vì hiệu suất thấp và chất lượng vật liệu không tốt.

dai-hoc-michigan-phat-trien-thanh-cong-cac-tam-pin-quang-dien-trong-suot 1

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh đến yếu tố trong suốt trên những tấm pin quang điện của họ vì nó có thể được dùng làm cửa sổ hay bất cứ bề mặt trống nào. Các tế bào quang điện trong suốt có thể thu gom năng lượng mặt trời và không ảnh hưởng tới luồng sáng đi qua nó. Công nghệ này sử dụng những phân tử hữu cơ với khả năng hấp thụ những bước sóng của ánh sáng mà mắt người không thấy được như tia hồng ngoại hay cực tím.

dai-hoc-michigan-phat-trien-thanh-cong-cac-tam-pin-quang-dien-trong-suot 2

Năng lượng từ những luồng sáng đi qua các tấm pin quang điện sẽ được thu nhận lại và chuyển ra vùng viền xung quanh trước khi được chuyển hoá thành điện năng nhờ các tế bào quang điện.

Ba thành viên trong nhóm nghiên cứu gồm Yimu Zhao, Benjamin Levine và Garrett Meek.
Ba thành viên trong nhóm nghiên cứu gồm Yimu Zhao, Benjamin Levine và Garrett Meek.

Hiện tại tỉ lệ chuyển hoá năng lượng mới đạt được mức 1% và nhóm nghiên cứu đang nỗ lực để tăng nó lên hơn 5%. Và nếu họ thành công thì đây sẽ là một sản phẩm mang tính bước ngoặt. Lúc đó các toà nhà cao tầng với những lớp kính phủ bên ngoài sẽ có thể tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời, hay các thiết bị động với mặt màn hình làm từ kính và cả những chiếc xe ô tô cũng sẽ có thêm nguồn năng lượng phục vụ cho việc hoạt động của nó.

(116)

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments